Tìm hiểu các chỉ số SPF, PA trên kem chống nắng và những lầm tưởng các cô gái đều mắc phải

Chỉ số SPF và PA trên bao bì kem chống nắng thể hiện cho điều gì? Có thực sự quan trọng không?

Theo nghiên cứu của viện Da liễu, Da che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D. Vì vậy, Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể.

Chính vì vậy, bôi kem chống nắng không chỉ để làm đẹp mà còn giúp bảo vệ sức khỏe ở bước đầu tiên. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, ngăn ngừa ung thư da cũng như quá trình lão hoá là điều không phải bàn cãi. Các loại kem  này giúp che chắn làn da bạn khỏi các tia cực tím (UV) nguy hiểm. Một số hoạt động bằng cách tán xạ ánh sáng, phản chiếu nó ra khỏi cơ thể bạn hoặc một số khác là hấp thụ các tia UV trước khi chúng đến da của bạn.

Hãy cùng tìm hiểu hiểu rõ hơn về kem chống nắng để chọn cho mình một loại kem phù hợp nhé!

Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Kem chống nắng hoạt động dựa theo một trong hai cơ chế: Những loại kem trước đây làm cho tia UV bị bật trở lại và phần lớn các sản phẩm này có chứa kẽm oxit (ZnO) hoặc là titan đioxit. Loại thứ hai sử dụng những chất lọc hóa học để ngăn cản tia bức xạ UV như octisalate, oxybenzone, avobenzone, homosalate, octinoxate và octocrylene.

Để kem chống nắng hoạt động hiệu quả, bạn cần phải thoa một lượng kem đủ cho khắp vùng cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm không được gây kích ứng cho da và phải đảm bảo bảo vệ da khỏi tia UV tốt.

Chỉ số SPF/PA càng cao càng tốt?

Đa số mọi người cho rằng chỉ số SPF/PA càng cao thì càng tốt vì khả năng bảo vệ da chống lại tia UV càng cao. Tuy nhiên điều này chưa hoàn toàn chính xác.

Thông thường, bạn nên sử dụng kem chống nắng SPF 30 đến 50 là vừa đủ. Tuy nhiên nếu bạn phải làm việc trong thời tiết nắng nóng hay đi tắm biển thì bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số cao SPF từ 60 trở lên. Bạn cần bôi kem chống nước trước khi ra ngoài 30p để kem chống nắng kịp thẩm thấu và phát huy tác dụng.

Đối với chỉ số PA, bạn nên ưu tiên những loại kem chống nắng có PA+++ hoặc PA++ để mang lại hiệu quả bảo vệ tốt hơn và thời gian bảo vệ dài hơn.

 

Chỉ số kem chống nắng thể hiện gì?

Để biết khả năng chống lại tia UV của kem chống nắng, người ta dựa vào chỉ số SPF và chỉ số PA.

Chỉ số SPF

Chỉ số SPF (viết tắt của Sun Protection Factor) là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng, thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức Quốc tế thì 1 SPF có khả năng bảo vệ và hạn chế những tác hại của tia UV lên làn da trong khoảng 10 phút. Tương tự, kem chống nắng có chỉ số SPF 15 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 150 phút, chỉ số SPF 50 sẽ là khoảng 500 phút.

Ngoài ra, chỉ số SPF cũng thể hiện tỷ lệ phần trăm khả năng ngăn chặn tác hại từ tia UV.  Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo, kem chống nắng có chỉ số SPF 15 sẽ chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UV, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng mang tính chất tương đối trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ số PA

Chỉ số PA (viết tắt của Protection Grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. Thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”, được hiểu như sau:

  • PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40 – 50%.
  • PA++ có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60 – 70%, thời gian khoảng 4 – 6 giờ.
  • PA+++ có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%, thời gian khoảng 8 – 12 giờ.
  • PA++++ có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%, thời gian trên 16 giờ.

Tuy nhiên, bạn có thể không thấy ký hiệu chỉ số PA trên một số loại kem chống nắng hiện nay. Thay vào đó là ký hiệu viết tắt như: UVA-UVB, UVA/UVB hay UVA1, UVA2. Bên cạnh đó là những ký hiệu riêng của các nhà sản xuất, quốc gia…

Sử dụng kem chống nắng có SPF/PA cao thì không cần bôi lại?

Kem chống nắng có chỉ số SPF/PA càng cao, càng thể hiện hiệu quả chống tia UV vượt trội, tuy nhiên chỉ mang tính chất tương đối và còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng kem. Vì thế, trung bình sau 2 – 3 giờ, bạn cần bôi lại kem chống nắng lại để bảo vệ da tốt nhất.

Nếu phải ra ngoài nắng cả ngày trong thời gian dài mà muốn thoa lại lớp kem chống nắng thì bạn không cần phải tẩy trang. Chỉ cần rửa sơ mặt bằng nước (với điều kiện bạn không trang điểm) và thoa một lớp kem mới lên da.

Thêm một lưu ý nữa cho bạn: trước khi dùng kem chống nắng bạn cũng nên thoa một lớp kem dưỡng mỏng lên da. Vì dù là chống nắng hay trang điểm, các gốc dầu cũng sẽ tấn công làm da bạn xấu đi. Da cần thêm một lớp dưỡng mỏng để được bảo vệ, thế là ổn!

Liều lượng ít vẫn đảm bảo chất lượng?

Thông thường, bạn chỉ dùng 1/2 đến 1/4 khối lượng kem chống nắng cần thiết. Để chống nắng hiệu quả, bạn cần bôi đủ lượng kem theo FDA khuyến cáo là 2 mg/ cm2 bề mặt da (tương đương 0,5 đến 1ml (1 đồng xu)) trên bề mặt da.

Chỉ số SPF chỉ cần thiết khi có nắng?

Tia UVA, còn được gọi là tia sáng có bước sóng dài là mối đe dọa nhiều hơn vì phần lớn trong số chúng chạm tới mặt đất. Loại tia này xuất hiện suốt cả ngày, quanh năm, không kể khi trời mây hay trời nắng. Tía UVA có khả năng thâm nhập  sâu hơn vào da so với tia UVB, phá hủy dần các chất quan trọng trong da làm mất đi sự săn chắc và đàn hồi. Tia UVA là một nguyên nhân hàng đầu của nếp nhăn và là nguyên nhân, hoặc là tác nhân chính gây ra mọi loại ung thư da.

Tia UVA có khả năng xuyên qua thủy tinh, trừ khi cửa sổ bạn ngồi làm việc hoặc cửa sổ trong xe hơi của bạn được xử lý đặc biệt để lọc bức xạ UVA, còn không làn da của bạn vẫn tiếp xúc với tia UVA qua cửa kính. Điều này khiến kem chống nắng trở nên cần thiết tuyệt đối ngay cả khi bạn ngồi trong nhà hay khi trời không có nắng, trước màn hình máy tính.

Tia UVB mặc dù không xuyên qua da như tia UVA, nhưng tia UVB rất mạnh: Nó liên quan trực tiếp đến hiện tượng cháy nắng và những thay đổi có thể nhìn thấy khác trên bề mặt da, bao gồm cả sự đổi màu. Bức xạ UVB cũng đóng một vai trò trong bệnh ung thư da. Cũng giống như ánh sáng UVA, ánh sáng UVB cũng có mặt quanh năm, nhưng UVB phổ biến hơn ở vùng khí hậu có nắng hơn ở vùng khí hậu ít ánh nắng. Ánh sáng UVB (và ánh sáng UVA) được phản chiếu từ cát, nước và tuyết (80% tia UVB phản chiếu từ tuyết).

Kể cả trời nhiều mây, tia UV vẫn làm hại da bạn. Vì thế, bạn nên dùng kem chống nắng hàng ngày, chứ không chỉ dành riêng cho ngày nắng. Chỉ số thích hợp nhất là  SPF 30 trở lên.

Đã dùng kem chống nắng thì không sợ nắng?

Kem chống nắng chỉ giúp hạn chế tác hại của tia UV và chỉ mang tính chất tương đối. Vì thế, bạn cần hạn chế tối đa để làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và mặc thêm áo khoác, váy chống nắng, khẩu trang,… để bảo vệ bản thân mình tốt hơn nhé.

Chống nắng bằng đường uống không cần bôi kem chống nắng?

Đúng, nhưng chưa đủ. Các viên bổ sung có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như chiết xuất trà chanh, dương xỉ giúp làn da chống lại sự “tàn phá” từ tia cực tím. Tuy nhiên, bạn nên phối hợp cả hai cách uống và thoa. Kem chống nắng sẽ là lá chắn an toàn đầu tiên cho da và các viên bổ sung sẽ hỗ trợ việc phục hồi những hư tổn, lão hóa, cháy nắng…

Kem chống nắng thường được khuyên giữ ở những nơi khô ráo và thoáng mát. Hãy tránh để chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh mặt trời. Lúc này kem chống nắng sẽ kém ổn định, làm giảm hiệu quả hoạt động của sản phẩm.

Đồng thời, bạn nên lưu ý hạn sử dụng của kem chống nắng. Thời hạn cho mỹ phầm có thể tới 3 năm. Một số thành phần chống nắng có thể xuống cấp theo thời gian. Vì vậy, nên chỉ sử dụng sản phẩm chống nắng trong vòng 1 năm. Nếu thấy kem đổi màu, có mùi lạ, bạn hãy thay ngay một sản phẩm mới. Đừng tiếc một lọ kem chống nắng dù chúng có đắt đỏ. Làn da bạn xứng đáng được nâng niu hơn thế!

Dùng kem chống nắng có cần tẩy trang?

Kem chống nắng cũng như các lớp trang điểm, có tồn tại gốc dầu (vậy nên kem chống nắng mới không thấm nước). Bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông sẽ hình thành nhân trứng cá, các nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn, da nhợt nhạt.. Đó là lý do phải tẩy trang sau khi dùng kem chống nắng, có như vậy da mới sạch hoàn toàn lớp kem bạn đã thoa lên trong ngày.

Trên đây là một vài chia sẻ để chị em hiểu hơn về kem chống nắng và biết cách sử dụng cũng như lựa chọn loại phù hợp nhé!

 

Nguồn: Nemos Việt Nam

http://nemosvietnam.com/

https://www.facebook.com/search/top?q=anubis%20-%20anubismed%20vi%E1%BB%87t%20nam